Chăm sóc thú cưng như thế nào thú cưng bị bệnh?

 

 Nên chăm sóc cho thú cưng như thế nào khi thú cưng bị bệnh?

 


Cũng như con người, vật nuôi cũng có những lúc mệt mỏi, không khỏe, hay nói cách khác là… mắc bệnh. Tuy nhiên, có một điều khác là thú cưng không có cách nói cho chúng ta biết rằng chúng đang cảm thấy khó chịu. Vì vậy, để tâm đến sức khỏe của vật nuôi là điều mà một người chủ nên làm. Hãy đến với Paw Cuisine để chú ý những dấu hiệu bất thường ở thú cưng của bạn và lên kế hoạch chăm sóc một cách hợp lý nếu chẳng may các bé bị bệnh nhé.



Bạn đã biết chăm sóc Pet khi bị bệnh?

                      Bạn đã biết cách chăm sóc khi Pet bị bệnh?

1.Dấu hiệu nhận biết thú cưng bị bệnh 

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng không khỏe của thú cưng:

+ Ăn ít hơn,giảm khẩu vị

+ Uể oải, thiếu sức sống

+ Kiếm chỗ trốn

+ Nôn hoặc tiêu chảy

+ Có máu khi đi vệ sinh

+ Bụng trương lên

+ Đi vệ sinh khó hoặc không thể đi vệ sinh

+ Rụng nhiều lông

+ Thường xuyên gãi,liếm cơ thể

+ Miệng, tai, da bốc mùi hôi

+ Bị co giật ,cáu kỉnh 

+ Ngồi dậy, đi đứng khó khăn

+ Phát ra những tiếng động lạ

+ Hung hăng hơn 

Nếu thấy những triệu chứng hoặc dấu hiệu kia, rất có thể sức khỏe của chúng đang gặp vấn đề vậy nên  hãy tìm cách chăm sóc và chữa trị để thú cưng khỏe lại.



2. Cách chăm sóc thú cưng khi bị bệnh

Tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà thú cưng bị bệnh sẽ có những biểu hiện khácnhau  vậy cách chăm sóc cũng không giống nhau. Những thú cưng có những triệu chứng bệnh nhẹ chỉ cần để chúng ở nhà và có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn.Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số bí quyết sau để các thú cưng có thể thoải mái, dễ chịu hơn trong lúc đang bệnh.

-        Chế độ ăn uống:

Khi bị bệnh, thú cưng bị bệnh thường trở nên mất vị giác dẫn tới chứng lười ăn  bỏ ăn. Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong ngày thì không nên quá lo lắng vì đây cũng là cách để cơ thể chúng đào thải các chất độc trong cơ thể, chỉ cần cho vật nuôi uống nhiều nước là được.

Nếu tình trạng bỏ ăn kéo dài thì nên dỗ các bé ăn để có thể phục hồi nhanh hơn. Hãy thay đổi một vài món ăn, đun nóng thức ăn để mùi thức ăn kích thích vị giác cho ăn những món mà bé thích, trộn các món ăn nhiều chất dinh dưỡng với nhau,…cũng là bí quyết giúp nhanh hồi phục.

-        Theo dõi tình trạng sức khỏe:

Những thứ cần theo dõi:

[+] Nhiệt độ

[+] Mạch

[+] Lượng thức ăn/ nước đưa vào cơ thể

[+] Tần suất đi vệ sinh của vật nuôi, kiểm tra phân/ nước tiểu

[+] Lượng thuốc cho vật nuôi uống

[+] Sự thay đổi về sinh lý và tâm lý 

-        Chỗ ở và vệ sinh:

Khi thú cưng bị bệnh thường rất nhạy cảm vì thế chúng ta nên cần để ý đến chỗ ở tạo cảm giác thoải mái nhất có thể. Đặt ổ của vật nuôi vào một góc khuất yên tĩnh, có thể cho vật nuôi ở một phòng riêng biệt trong nhà.

Vệ sinh cũng rất quan trọng vi khuẩn sẽ trực tiếp khiến bệnh tình càng thêm nghiêm trọng. Không nên tắm cho thú cưng khi đang bị cảm hay chưa khỏe hoàn toàn. Có thể dùng khăn ướt ấm lau cho rồi sấy khô. 

 Các bộ phận nên chú ý hơn khi vệ sinh cho thú cưng bị bệnh 

+ Mũi: mũi thú cưng sẽ bị chảy nước hoặc bị quá khô, thấm ướt khăn lau nhẹ nhàng 

Mắt: Lấy khăn thấm ít nước muối vệ sinh mắt cho các bé nên cẩn thận vì sẽ khiến khó chịu. Sau khi vệ sinh xong thì  thể dùng nước sạch để làm dịu.

+ Tai: Thấm ướt một miếng bông nhẹ nhàng vệ sinh tai

Hậu môn: Vật nuôi bị tiêu chảy nên vệ sinh hậu môn để tránh nhiễm trùng, có thể khiến xót và rát vậy nên nhẹ nhàng lau vùng này cho thú cưng.

Da: bị rụng lông và dấu hiệu bị lở loét, ngứa nên vệ sinh kĩ chỗ bị bệnh với nước muối

-        Cho thú cưng uống thuốc:

Khi chăm sóc vật nuôi bị bệnh, tùy loại bệnh mà sẽ chỉ định có cần phải cho uống thuốc hay không. Nên đưa đi kiểm tra sức khỏe để nắm rõ tình trạng bệnh cũng như hướng điều trị loại thuốc cần uống chứ không nên tự quyết định cho thú cưng uống thuốc.

Với thuốc dạng lỏng: bơm thuốc vào ống xi-lanh, đẩy mép lên tạo ra cái lỗ nhỏ, giữ chặt đầu và từ từ bơm thuốc vào rồi khép miệng lại, vuốt nhẹ cổ họng để thuốc trôi vào cơ thể dễ hơn

Với thuốc dạng viên: giữ chặt thú cưng, nắm phần mõm trên, ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại cầm viên thuốc, đẩy phần mõm dưới xuống để miệng có thể mở ra đủ lớn. Đưa thuốc vào cổ họng của thú cưng vuốt cổ họng để thuốc trôi xuống. Ngoài ra, có thể trộn với cơm hoặc nghiền nát thuốc để dễ uống hơn.



3. Bí quyết để giữ sức khỏe cho vật 

Một số lưu ý khi nuôi Pet để đảm bảo luôn khỏe mạnh:

– Cho ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, không nên cho ăn thức ăn để qua đêm, hoặc thức ăn ôi thiu,…

–Dẫn thú cưng kiểm tra sức khỏe định kỳ

– Dọn dẹp, vệ sinh chỗ ở 

– Cho thú cưng hoạt động, không nên trói ở một chỗ

 Trên đây là những dấu hiệu biểu hiện và cách chăm sóc khi thú cưng không được khỏe. Hy vọng Paw Cuisine đã cung cấp những thông tin hữu ích khi đang gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy vậy nếu tình trạng sức khỏe vật nuôi của bạn không cải thiện hãy đưa thú cưng đến bác sĩ để thăm khám nhé. Để biết thêm nhiều thông tin, bổ sung kiến thức tham khảo qua các bài viết trên blog và follow fangage   


Xem thêm các bài viết khác của Paw Cuisine tại đây







Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn